BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1. Tên chủ đề: THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
– Chủ đề này là sự kết hợp của những bài Đọc hiểu văn bản: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến); Tự tình (Hồ Xuân Hương); Thương vợ (Trần Tế Xương);
Tích hợp với các bài:Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; Thao tác lập luận phân tích; Luyện tập thao tác lập luận phân tích.
– Thời gian thực hiện: từ 1 đến tuần 2
– Thực hiện trong 6 tiết
– Địa điểm: Học sinh lớp 11 chương trình cơ bản
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Về giáo viên
– Phương tiện:
+ Giáo án Ngữ văn 11 (soạn theo chủ đề dạy học). Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 11. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, sách giáo viên Ngữ văn 11.
+ Các tài liệu tham khảo khác có liên quan đến bài dạy: Tranh ảnh minh họa; giáo án điện tử (video, hình ảnh); sách, báo, địa chỉ trang web tin cậy,
– Phương pháp:
+ Đọc – hiểu văn bản (học sinh nghe – nói – đọc – viết).
+ Đặt câu hỏi (GV – HS, HS – GV), đàm thoại (HS – HS, GV – HS), diễn giảng (GV hoặc HS).
+ Tổ chức thảo luận nhóm, thuyết trình, vẽ sơ đồ (đơn giản, tư duy),
b. Về phía học sinh
– Sách giáo khoa, tập bài học, tập bài soạn
– Phiếu học tập của giáo viên các em làm trước ở nhà đến tiết học mang vào.
– Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài viết mẫu, mẫu vật
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG – CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
– Thể thơ trung đại Việt Nam;
– Một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu của thể thơ này;
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
– Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ trung đại Việt Namn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
– Đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
– Cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại Việt Nam.
2. Kĩ năng:
– Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, ngôn ngữ để đọc hiểu văn bản.
– Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
+ Nhận diện thể thơ, sự phá cách trong việc sử dụng thơ Nôm Đường luật;
+ Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ;
+ Nhận diện và phân tích ý nghĩa của hình tượng thơ;
+ Nhận diện và phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ;
+ Nhận diện, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ trong chủ đề (hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, vần, nhịp ) – tích hợp với kiến thức Làm văn;
+ Đánh giá những sáng tạo độc đáo của mỗi nhà thơ qua các bài thơ đã học;
– Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo những bài thơ liên quan đến chủ đề;
– Khái quát những đặc điểm của thơ Đường luật Nôm trung đại qua các bài đã đọc.
– Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những bài thơ Đường luật trung đại khác của Việt Nam (không có trong SGK); nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các bài thơ được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ những bài thơ đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.